Học Đạo Tu Đạo - Bất Hưu Tức Bồ Tát từ bi

Học đạo tu đạo, tâm tính ôn hòa, không tranh không biện; Học đạo tu đạo, không khen đức mình, không nói lỗi người; Tu đạo học đạo, đoan chánh tư tưởng,....

Học Đạo Tu Đạo - Bất Hưu Tức Bồ Tát từ bi

HỌC ĐẠO TU ĐẠO (Bất Hưu Tức Bồ Tát từ bi) Học đạo tu đạo, tâm tính ôn hòa, không tranh không biện; Học đạo tu đạo, không khen đức mình, không nói lỗi người; Tu đạo học đạo, đoan chánh tư tưởng, noi thánh học hiền; Học đạo tu đạo, có tiền không tiếc, vui vẻ bố thí; Học đạo tu đạo, không oán không ghét, hòa với mọi người; Học đạo tu đạo, chân tâm không đổi, trước sau như một; Học đạo tu đạo, cẩn ngôn thận hành, khiêm tốn nhún nhường; Học đạo tu đạo, tam nghiệp thanh tịnh, an trú hiện tại; Học đạo tu đạo, tuân thủ phật quy, tôn hiền dung chúng; Học đạo tu đạo, luôn luôn cảm ơn, ca tụng thiên nhân. Thân ngữ ý tam nghiệp, còn gọi là thân khẩu ý tam nghiệp, là tam nghiệp mà chúng ta thường nói cần phải thanh tịnh. Đa phần người ta cho rằng ăn chay, niệm phật, lễ bái, ngồi tịnh, tụng kinh, không làm việc trái lương tâm,... thì được xem là tam nghiệp thanh tịnh, đây là do sự hiểu biết về ba hành vi thân khẩu ý chưa hoàn toàn rõ ràng. Trong ba hành vi này thì ý nghiệp là quan trọng nhất, bởi vì ý nghiệp làm chủ quan niệm của chúng ta, mà thân nghiệp và khẩu nghiệp là bộ phận thể hiện sự kiểm soát của quan niệm. Nói cách khác, hai nghiệp thân khẩu thể hiện ra bên ngoài là phần ngọn, biểu hiện tốt hay xấu thật ra xuất phát từ vấn đề của nội tâm. Có lẽ ngươi không có tâm xấu, hành vi thể hiện ra không tốt, quả báo như vậy lại không nặng; ngược lại ngươi che đậy tâm xấu, hành vi thể hiện ra là tốt, như vậy cũng có quả báo. Có một vị thiền sư ngồi thiền xong, tiểu sa di bưng trà đến cho ông ta uống, ông ta uống hết ly trà, khi đặt ly trà xuống, không cẩn thận đè chết con kiến, thiền sư cũng không chú ý đến. Khi đó đang vào mùa đông, đến mùa hạ, một hôm thiền sư muốn đến ngồi thiền ở vách núi trên một ngọn núi ở bên ngoài. Con kiến bị đè chết khi đó là sinh mạng cuối cùng của nó, sau khi chết đầu thai thành con nhím, trải qua nửa năm sau, răng của nó rất dài, thường xuyên phải mài răng, hôm đó đúng lúc đang dùng hòn đá để mài răng trên núi, đụng phải một hòn đá, lăn xuống trúng ngay vị thiền sư đang ngồi thiền ở dưới chân núi, làm chết ông ta. Báo ứng không sai, hai người ra đi rất tự nhiên, đều không biết bản thân tại sao bị chết. Đối với người tu hành mà nói, chết chỉ là sự chuyển hóa sắc thân mà thôi, nếu trong lúc định, sự chuyển hóa của sắc thân hoàn toàn không ảnh hưởng, đầu thai trở lại, vẫn là người tu hành, điều này chứng tỏ quả báo này không nặng. Nếu nói sâu hơn nữa, tướng mạo, lời nói, hành vi của mỗi người đều từ ý nghiệp mà hiển hiện ra, chúng ta không hay biết. Ví dụ người bảo thủ thì có hành vi bảo thủ; hào phóng thì có hành động hào phóng, sự thật là do ý nghiệp khiến như vậy. Thân nghiệp và khẩu nghiệp thì bị ý nghiệp thao túng, khi ngươi khởi niệm tà, khẩu và thân có xu hướng xấu; ngược lại, khi tâm muốn làm việc tốt, lời nói và việc làm tự nhiên có xu hướng tốt. Cho nên phật pháp rất xem trọng động cơ của hành vi. Tâm lý học phương Tây cũng xem trọng động cơ.

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ - LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Yếu Chỉ Tu Hành của Đại Đạo nhằm mục đích Minh Thiện Phục Sơ hướng tới Thế Giới Đại Đồng

ĐẠO CHI TÔNG CHỈ

Kính Thiên Địa, lễ thần minh, ái quốc trung sự, đôn phẩm sùng lễ, hiếu phụ mẫu, trọng sư tôn, tín bằng hữu, hoà hương lân, cải ác hướng thiện. Giảng minh Ngũ luân Bát đức, xiển phát Ngũ giáo Thánh Nhân chi áo chỉ, Khác tuân tứ duy cương

thường chi cổ lễ, tẩy tâm địch lự, tá giả tu chân, khôi phục bổn tánh chi tự nhiên, khải phát lương tri lương năng chi chí thiện, kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hoá nhân tâm vi lương thiện, kí Thế Giới Vi Đại Đồng.

LỄ VẬN ĐẠI ĐỒNG THIÊN

Đại Đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kì thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung. Tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trưởng. Quan- quả- cô- độc- phế- tật giả giai hữu sở dưỡng.

Nam hữu phận, nữ hữu quy, hóa ố kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực ố kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vị kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, Thị Vị Đại Đồng.